Nhiệt độ nước có ảnh hưởng ra sao tới sự sinh trưởng và phát triển của cá rồng, tại sao lại cần phải tăng nhiệt độ khi cá rồng yếu hoặc bị bệnh. Bài viết dưới đây phần nào giải thích cho các bạn về sự ảnh hưởng của nhiệt độ nước tới cá rồng.
Thông thường đây là một thông số mà rất ít người chơi cá rồng quan tâm . Nhất là với các bạn sinh sống trong miền nam của Việt Nam, nơi mà khí hậu chỉ có 2 mùa mưa nắng, và không có 4 mùa rõ rệt .
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cá rồng sẻ xảy ra tại 3 nơi :
Hệ thống miển dịch của cá
Hệ thống miễn nhiễm của các loài sinh vật trong đó có cá cảnh nói chung, và cá rồng nói riêng là cơ quan được giao phó chức năng phòng chống lại các tác nhân gây bệnh có thể gây ra trong môi trường sống của cá. Một trong các “yếu nhân” cực kỳ quan trọng trong hệ thống miễn nhiễm của cá rồng là các kháng thể và quá trình tạo nên các kháng thể này trong cơ thể của cá. Theo các nghiên cứu cho các loại cá vùng nhiệt đới, thì kháng thể của cơ thể cá sẻ phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ 28.3 độ C, và khi nhiệt độ của môi trường nước mà cá đang sinh sống tăng hay giảm ở mốc nhiệt độ này thì số lượng kháng thể trong cơ thể cá sẽ theo đó mà giảm theo.
Sự tác hại của nhiệt độ nước sẽ thấy rõ rệt khi cá vùng nhiệt đới, mà trong đó có cá rồng, khi nhiệt độ của nước nằm ở mức 19 độ C trở xuống. Tệ hại hơn nữa là khi nhiệt độ của nước tụt hẳn xuống ~ 12 độ C, thì khả năng sản xuất kháng thể của cá gần như hoàn toàn chấm dứt. Đây là nguyên nhân chính tại sao khi nhiệt độ trong bể cá rồng của các bạn giảm sút, thì các mầm mống bệnh cũng theo đó mà gia tăng vậy!
Ảnh hưởng đến khả năng chuyển hoá của cơ thể.
Ảnh hưởng của nhiệt độ vô cùng quan trọng đối với cơ thể của cá rồng. Tất cả các chất xúc tác (enzymes) trong cơ thể cá cho các quá trình chuyển hoá, phân huỷ các thành phần hửu cơ phức tạp của cơ thể, cùng với việc phóng thích năng lượng cần thiết cho các tiến trình hoá học trong cơ thể, cũng như việc tạo lập các hợp chất phức tạp từ các chất hoá học đơn giản hơn trong vệc tạo lập các vật liệu cần thiết cho các mô tế bào và các hệ thống cơ quan trong cơ thể cá hoạt động, phần lớn phụ thuộc vào trong môi trường có nhiệt độ thích hợp. Các chất xúc tác rất cần thiết sẽ ngưng hoạt động khi nhiệt độ của nước giảm ra khỏi tầm nhiệt độ thông thường mà cá rồng đòi hỏi. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, nếu quá nóng, thì các chất xúc tác sẽ bị đẩy vào tình trạng bị biến tính và không thể hoạt động hữu hiệu được. Quan trọng hơn hết là cơ quan có chức năng điều tiết nồng độ của các khoáng chất, và các điện phân trong cơ thể là thận sẽ có vấn đề. Một ví dụ điển hình là khi thận, là cơ quan được trao phó chức năng loại bỏ và thải đi những phần dư thừa của dung dịch, cũng trong cơ thể như khoáng chất và các điện phân dư thừa không còn làm việc hữu hiệu vì có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thì lập tức nước sẻ xâm nhập vào cơ thể cá nhanh hơn là cá rồng của các bạn có thể thải nước trở ngược ra ngoài. Khi xâm nhập được vào các mô tế bào sẽ tạo nên tình trạng bị phù . Chính áp xuất của phần dung dịch dư thừa này trong cơ thể tạo nên áp xuất và đẩy ngược ra vào thành của các tế bào, tạo nên hiện tượng xù vẩy. Vì thế xù vẩy không thể gọi là chứng bệnh được, mà xù vậy là triệu chứng của một nguyến lý bệnh sâu xa hơn … và đó là sự giảm hiệu năng của thận khi thực thi chức năng của cơ quan này vậy. Đây là lý do tại sao cứ mỗi lần có sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ, thì cá rồng của các bạn thường hay có hiện tuợng bị xù vẩy xuất hiện.
Nguyên nhân tạo ra hiện tượng xù vẩy không chỉ gói gọn quanh quẩn trong việc thay đổi nhiệt độ, vì ngoài thận ra, đường ruột và mang cá cũng có khả năng hỗ tương loại bỏ phần dung dích dư thừa như thận … và` khi các cơ quan này bị nhiễm trùng, thì cơ thể cũng có thể bị hiện tượng xù vẩy. Đây cũng chính là lý do khi bị nhiễm trùng toàn thân (systemic infection), thì xù vẩy thường sẽ đi đôi .
Hy vọng là các bạn giờ đây đã thấy rõ ràng hơn tầm quan trọng của nhiệt độ đối với cá rồng, mà điển hình là các nguyên lý dẫn đến tình trạng xù vẩy. Một khi ta thông hiểu nguyên lý tạo bệnh và có phương pháp can thiệp kịp thời và đúng mức … thì bệnh lý phải thuyên giảm thôi.
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên dưỡng khí oxygen và độc tố ammonia.
a. Khi nước có nhiệt độ cao, thì hàm lượng của dưỡng khí oxygen hoà tan trong nước sẽ có sự liên hệ tỷ lệ nghịch. Nhiệt độ cao, hàm lượng oxygen hoà tan trong nước sẽ giảm. Đặc biệt là trong các bể nuôi cá rồng cộng đồng có nhiều cá rồng sinh sống. Chỉ với bao nhiêu đấy oxygen hoà tan trong nước, giờ đây có nhiều cá hơn thì số lượng dưỡng khí có để cho các con cá tiêu thụ trong bể cá sẽ giảm sút đi khá nhiều.
b. Khi nước có nhiệt độ cao, nước cùng với độ pH cao sẽ chuyển độc tố ammnia đã hoà tan trong nước từ dạng ít nguy hiểm hơn là NH4+ (ammonium) sang NH3- (cực kỳ độc hại).
Nếu bạn đang tìm mua cá cảnh, hãy tham khảo: Danh sách các loại cá cảnh đang có tại cửa hàng Cá cảnh Thái Hoà