CÁ CẢNHKIẾN THỨC

Cá Chạch Culi: Loài Cá Rắn Độc Lạ Với Khả Năng Dọn Bể Đáng Kinh Ngạc!

Phần thân thuôn dài cùng việc di chuyển bằng cách trườn bò là lý do khiến cá chạch culi được gọi là "cá rắn"
Phần thân thuôn dài cùng việc di chuyển bằng cách trườn bò là lý do khiến cá chạch culi được gọi là “cá rắn”

Cá chạch culi là một loài cá độc lạ trong hệ thủy sinh với thân hình có nhiều điểm khác biệt so với đại đa số các loài cá khác. Sở hữu ngoại hình khác biệt cùng những đặc điểm độc đáo, cá chạch culi đã thu hút được sự quan tâm từ các nhà khoa học và nhà nghiên cứu về động vật thủy sinh. Nếu bạn đang tìm hiểu về loài cá này thì chớ bỏ qua bài viết dưới đây của Thái Hòa Aquarium nhé!

– Thông tin chung:

  • Tên tiếng Anh: Kuhli loach
  • Tên gọi khác:
  • Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
  • Họ: Cobitidae (họ cá chạch)
  • Nhiệt độ: 21 – 26 độ C
  • Nơi sinh sống lý tưởng trong môi trường nuôi bể: tầng đáy
  • Thức ăn: Chấp nhận thức ăn khô chìm nhưng cũng nên cho ăn các bữa ăn thường xuyên gồm Daphnia sống và đông lạnh, Artemia, giun huyết, giun,…
  • Nguồn gốc: Cá chạch culi có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, nơi đầu tiên người ta tìm thấy loài này là tại Indonesia và bán đảo Malaysia. Hiện nay, cá chạch culi đã sinh sống phổ biến hơn trên toàn thế giới. Khu vực người ta tìm thấy chúng nhiều nhất là tại những con suối có nước sạch và dòng chảy chậm tại Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore,… Tại Việt Nam, cá chạch culi được tìm thấy ở các con sông, suối, và hồ nước ngọt ở miền Trung và miền Nam như là các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước,…

– Đặc điểm:

  • Miêu tả bên ngoài:

+ Kích thước trưởng thành của loài cá này trung bình sẽ đạt từ 9 – 12cm. Và đa phần, chúng sẽ chỉ phát triển về chiều dài

+ Những con chạch Culi có bề ngoài giống con lươn hoặc rắn dài với cơ thể màu vàng và các sọc dọc màu nâu sẫm/đen. Bên cạnh phần thân thon dài rạng rắn, cá chạch culi còn có phần cuống đuôi to dẹp. Ngay trước phần mắt còn có gai nhỏ nên cũng được gọi là cá chạch gai mắt.

+ Chúng có vảy rất nhỏ trên cơ thể, không có vảy nào trên đầu. Giống như các loài chạch khác, chúng có các lớp vỏ xung quanh miệng, được sử dụng để tìm thức ăn ở tầng đáy

  • Tập tính:
Chạch culi là loài cá hiền lành, có thể chung sống hòa bình với các loài trong bể
Chạch culi là loài cá hiền lành, có thể chung sống hòa bình với các loài trong bể

– Cá chạch culi là dòng cá chuyên vệ sinh bề mặt đáy hồ thủy sinh, ăn các loại rêu tảo trong hồ. Nhờ đó giúp bể luôn sạch sẽ. Đây cũng là lý do mà chúng thường được người chơi nhớ đến như một “trợ thủ dọn bể không lương” siêu hiệu quả.

– Chúng hòa bình đối với đồng loại của mình lẫn các loài cá khác. Với bản tính hiền lành, cá chạch culi rất thích hợp để nuôi chung với tép cảnh – 1 sinh vật dọn bể khác có phần khá tăng động. Bên cạnh đó, điều này khiến cá chạch culi có thể thích hợp sinh sống ngay cả trong những nơi yên tĩnh nhất.

  • Giới tính: Con cái trưởng thành thường có thân hình nặng và lớn hơn một chút so với con đực. Trong khi ở con đực trưởng thành, tia vây ngực đầu tiên sẽ phân nhánh và dày lên.
  • Sinh sản: Cá chạch culi vốn là một loài sinh sản theo mùa trong tự nhiên, do đó rất khó để chúng sinh nở trong bể thủy sinh

– Quy trình thả Cá Chạch Culi

+ Cố gắng đưa cá/tép về nhà ngay vì nó cần được thả vào hồ càng sớm càng tốt sau khi được cho vào bao ni-lông. Việc này sẽ giảm căng thẳng cho cá/tép và giúp nó thích nghi với nước hồ nhanh hơn. Màu của cá có thể nhạt đi chút ít sau chuyến đi về nhà, nhưng bạn không cần lo vì điều này là bình thường; cá sẽ trở lại màu như cũ sau khi được thả vào hồ.

+ Tắt đèn trong hồ cá. Giảm độ sáng hoặc tắt đèn trong hồ trước khi bạn thả cá vào, vì đèn sáng sẽ tạo môi trường căng thẳng cho cá. Hồ cá cũng cần có nhiều cây và hòn đá để làm nơi trú ngụ cho cá mới. Các vật trang trí đó sẽ giúp cá bớt căng thẳng trong thời gian làm quen với ngôi nhà mới.

+ Thả trôi túi chứa cá/tép đã mở trên mặt hồ, đây là thời gian để cá làm quen với nhiệt độ nước của hồ mới. Sau 15-20 phút, mở túi ra và sử dụng chiếc ca sạch để múc vào đó một lượng nước bằng lượng nước có sẵn trong túi. Lượng nước trong túi đựng cá/tép sẽ tăng gấp đôi, 50% nước hồ và 50% nước cũ trong túi để cá quen PH và môi trường nước mới. Nhớ không được hòa trộn nước có sẵn trong bao vào hồ cá vì điều này có thể làm lây vi khuẩn vào nước hồ.

+ Sau 15-20 phút, bạn có thể thả cá vào hồ. Bạn sẽ dùng vợt bắt cá khỏi túi và nhẹ nhàng cho vào hồ.Bạn nên theo dõi cá để tìm các dấu hiệu bị bệnh. Nếu trong hồ đã có cá trước đó thì bạn cần đảm bảo chúng không quấy rối hay tấn công các con cá mới. Theo thời gian và quá trình bảo dưỡng hồ, tất cả chúng sẽ sống hòa hợp với nhau.

– Kết luận:

Cá Chạch Culi là dòng cá cảnh có những đặc điểm vô cùng nổi bật với các sọc đen và vàng trải dài trên thân. đây là dòng cá chuyên vệ sinh bề mặt đáy hồ thủy sinh, ăn các loại rêu tảo trong hồ. Nhờ đó giúp bể luôn sạch sẽ. Đây cũng là lý do mà chúng thường được người chơi nhớ đến như 1 “trợ thủ dọn bể không lương” siêu hiệu quả. Cá chạch culi có kích thước lớn nhất chỉ bằng đầu đũa, chúng rất hiền lành, có thể nuôi chung với tép cảnh. Đối với hồ nuôi loại cá này bạn cần nên trang bị cho hồ các vật trang trí trú ẩn, các loại hang sứ giúp cá ẩn nấp, vui chơi, đỡ căng thẳng sợ hãi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button