Trong một thời gian dài, những người chơi thủy sinh luôn tìm kiếm những hòn đá hay khúc lũa hoàn hảo (tức xinh đẹp). Rồi họ đặt chúng vào hồ, và… vâng, trông không được như ý, phải không? Đặc biệt là khi bố cục với đá, sử dụng cùng một loại đá với nhiều kích cỡ khác nhau còn quan trọng hơn là chỉ chọn một viên thật đẹp. Một viên đá duy nhất đặt trong bể luôn trông thiếu tự nhiên, nhưng khi đặt thêm hai hay nhiều hơn thì đó là điều mà bạn luôn thấy ngoài tự nhiên. Vâng, vâng – đúng là có hòn Ayers Rock nhưng trông nó hoàn toàn thiếu tự nhiên, phải không (xin lỗi các bạn người Úc, tôi không hề có ý xúc phạm).
Bố cục
Trong những năm gần đây, thuật ngữ “bố cục” đã trở nên phổ biến trong giới chơi thủy sinh ở khắp nơi trên thế giới. Bậc thầy người Nhật Takashi Amano đã khởi xướng một phong cách thủy sinh mới qua những quyển sách của ông. Việc kết hợp một cách đơn giản cây với những hòn đá và khúc lũa xinh đẹp đã không còn là mục tiêu đối với nhiều người chơi thủy sinh nữa. Bố cục đã trở thành một nghệ thuật đầy giá trị.
Bài viết này dựa trên cách thức và ý tưởng của phong cách thủy sinh Tự Nhiên (Nature Aquarium), kết hợp với ý tưởng và kinh nghiệm của riêng tôi. Câu hỏi luôn được đặt ra là bạn muốn thực hiện kiểu bố cục nào. Nhiều người yêu thích những cảnh quan xinh đẹp kiểu Nhật Bản, nhưng họ cảm thấy không thể thực hiện thành công được. Không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà bạn có thể làm được hay không. Thiết lập bể thủy sinh Tự Nhiên không hề khó hơn so với hồ bình thường. Chẳng qua việc tuyển chọn một cách cẩn thận cây và phụ kiện tạo nên sự khác biệt. Vì có quá nhiều người không đủ tự tin để thử thực hiện, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những chỉ dẫn rất ngắn gọn. Hãy tuân thủ những nguyên tắc và bạn sẽ đạt được mục đích của mình.
Phong cách Tự Nhiên của Amano thường bị hiểu sai. Mục đích của nó không nhằm tái tạo hệ sinh thái tự nhiên (nature biotope) của một vùng nhất định. Mục đích của nó là tạo ra phong cảnh thủy sinh. Một phong cảnh mà bạn từng thấy trong đời thực, nhưng không phải ở dưới nước. Chính tôi đã từng cố gắng sao chép một số công trình của Amano. Nhưng tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình không thể sao chép những gì thuộc về vốn sống. Dẫu vậy, việc nhập môn bằng cách sao chép một bố cục mà bạn yêu thích cũng rất tốt. Bạn có thể trồng đúng loài cây đó, đặt viên đá giống y như vậy và tạo ra một số vùng trống để bể trông có chiều sâu. Cùng với thời gian, bạn sẽ tự phát triển phong cách riêng của mình, và đôi khi bạn thậm chí còn thích nó hơn là cái mà bạn cố sao chép.
Theo phong cách Tự Nhiên, cây và cá là nhân vật trung tâm của bể. Khi cung cấp điều kiện tốt nhất cho cây phát triển, bạn cũng phải làm điều tương tự đối với cá. Một khi cây có đủ mọi điều kiện cần thiết để phát triển tươi tốt, thì chúng cũng cung cấp những điều kiện tốt nhất cho cá của bạn. Cây tiêu thụ chất dinh dưỡng trong nước, những chất khiến nồng độ nitrate tăng vọt, và chúng tạo ra ô-xy cần thiết cho đời sống của cá.
Xin nhắc lại: bài viết ngắn này sẽ giúp bạn xây dựng những bố cục xinh đẹp mà bạn thấy trong sách hay trên mạng, điều mà bạn nghĩ rằng mình không bao giờ thực hiện được.
Vậy hãy bắt đầu nhé:
1. Sự tưởng tượng
Tưởng tượng là chìa khóa của bố cục.
Hãy ghi nhớ những hình ảnh về cây và phụ kiện mà bạn có vào trong đầu. Cố gắng kết hợp chúng bằng nhiều cách khác nhau. Nếu bạn không thể làm được điều này, tốt nhất bạn nên bắt đầu bằng cách sao chép bể mà bạn thích. Cùng với thời gian, bạn sẽ thấy việc tưởng tượng trở nên dễ dàng hơn.
Bạn đã thấy hình ảnh nào chưa? Rồi à, vậy chúng ta có thể tiếp tục.
2. Chọn hậu cảnh
Có một số cách để chọn hậu cảnh (background). Một số người sử dụng vỏ cây, số khác dùng khúc gỗ, một số sơn hậu cảnh và một số dùng giấy dán. Dù bạn dùng cách nào: chừng nào mà bạn không đặt bể chính giữa phòng thì bạn cần bố trí hậu cảnh. Sẽ rất thiếu tự nhiên khi nhìn thấy tường cùng với dây nhợ và ống dẫn phía sau bể.
Khi sơn hay dán giấy: tốt nhất bạn nên dùng màu đen hay xanh dương. Điều này sẽ khiến bể của bạn có độ tương phản và gia tăng sự tập trung vào bể. Bạn không hề muốn mọi người chú ý vào hậu cảnh bởi vì nó màu đỏ, phải không?
3. Chọn nền
Bố cục của bạn sẽ không tự nhiên nếu bạn sử dụng sỏi tím, xanh dương hay xanh lục sáng. Tốt nhất bạn nên dùng các màu nâu, xám và đen. Có nhiều loại đáy nền khiến cây mọc tốt hay không. Đừng ngại hỏi về những gì mà bạn quan tâm.
4. Chọn dạng bố cục
Có nhiều dạng bố cục:
Dạng vuông vức (chỗ nào cũng cao). Đây là dạng cần phải tránh. Nó không tạo ra không gian trống. Mà điều này lại cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra cảm giác về chiều sâu. Vì vậy đôi khi thiếu mà lại cần thiết hơn.
5. Chọn phụ kiện
Trong một thời gian dài, những người chơi thủy sinh luôn tìm kiếm những hòn đá hay khúc lũa hoàn hảo (tức xinh đẹp). Rồi họ đặt chúng vào bể, và… vâng, trông không được như ý, phải không? Đặc biệt là khi bố cục với đá, sử dụng cùng một loại đá với nhiều kích cỡ khác nhau còn quan trọng hơn là chỉ chọn một viên thật đẹp. Một viên đá duy nhất đặt trong bể luôn trông thiếu tự nhiên, nhưng khi đặt thêm hai hay nhiều hơn thì đó là điều mà bạn luôn thấy ngoài tự nhiên. Vâng, vâng – đúng là có hòn Ayers Rock nhưng trông nó hoàn toàn thiếu tự nhiên, phải không (xin lỗi các bạn người Úc, tôi không hề có ý xúc phạm).
Bây giờ hãy lấy đá hay lũa của bạn và đặt chúng theo hình tam giác (nếu bạn chỉ có 3 phần). Phần lớn nhất (phải đủ lớn) thường là tiêu điểm chính, nên cần lưu tâm đặc biệt đến vị trí đặt nó (xem tiêu điểm chính trong tỷ lệ vàng ở phần sau).
Đừng sử dụng các loại lũa hay đá khác nhau. Bạn có thể tập hợp những viên đá xấu xí nhất. Miễn là chúng phải cùng loại. Sắp đặt chúng thành một bộ: tôi hứa rằng chúng sẽ trông rất dễ thương (chỉ không dám chắc điều này có đúng với gạch xây nhà hay không thôi!).
6. Chọn các tiêu điểm chính
Để tạo ra một bố cục thích hợp, bạn cần bố trí một hay tối đa hai tiêu điểm. Thường thì đấy là nơi hấp dẫn sự chú ý của bạn nhất. Đấy có thể là một hòn đá, khúc lũa hay một bụi cây thủy sinh xinh đẹp. Đấy là nơi thỏa mãn tỷ lệ vàng.
Bạn có chắc muốn đặt bụi thủy sinh đẹp nhất ngay chính giữa hồ. Vâng, nó trông không được cuốn hút, đúng không? Đó là vì khi bạn áp dụng bố cục đối xứng, mắt bạn có xu hướng quét từ trái sang phải và về phía sau, lên trước và về phía sau… Đấy không phải là môi trường thư giãn mà bạn mong muốn khi bạn ngồi phía trước bể và ngắm nó trong hàng giờ đồng hồ.
Từ xưa các triết gia và toán học cổ Hy Lạp đã phát hiện ra điều này: tỷ lệ ưa thích nhất với mắt bạn là 1:1,618. Tại sao? Xin giải thích như sau: khi bạn uống cà phê, bạn pha một phần sữa với 5 phần cà phê (chỉ là ví dụ thôi) bạn sẽ có tỷ lệ 1:5. Khi chọn tiêu điểm bạn sẽ chia chiều rộng bể ra làm hai phần theo tỷ lệ 1:1,618. Cách làm thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần đo chiều rộng bể và chia nó cho 2,618. Thu kết quả và đo từ một bên bể. Đánh dấu. Phần còn lại có tỷ lệ 1,618 (không cần tính làm gì). Đấy là vị trí rất đặc biệt nơi bạn đặt “tiêu điểm”, điểm nhấn, trọng tâm hay bất cứ tên gì mà bạn thích gọi.
Sẽ không không ngoan nếu bố trí hai tiêu điểm trong một bể tương đối nhỏ (dưới 240 lít). Đừng cố tạo ra nhiều hơn hai tiêu điểm.
7. Tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh
Để tạo ra chiều sâu cho bể của bạn, điều quan trọng nhất là sử dụng cây mọc thấp. Cũng không nhất thiết phải trồng loại cây mọc cao vì bạn đã có những mô đất cao hay hòn đá và khúc lũa cao phù hợp với yêu cầu này. Nếu bạn không sử dụng đá, mô đất (đắp nền) hay lũa, bạn cần trồng cây cao để tạo ra hậu cảnh.
Amano thường sử dụng tản sừng hươu Riccia fluitans và trân châu nhật Glossostigma elatinoides. Trong khi loại thứ hai rất khó trồng – thậm chí với cả người chơi có kinh nghiệm, thì Riccia lại rất dễ tính. Nó là loại thực vật nổi vốn không đòi hỏi phải chăm sóc gì. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các bài viết về cách trồng Riccia trên mạng.
Ngưu mao chiên Eleocharis là loài cây khác cũng thường được trồng làm tiền cảnh. Lưu ý: trân châu nhật và ngưu mao chiên không nên trồng ngay khi mới đem về. Hãy chia chúng thành những bụi rất nhỏ và trồng riêng rẽ. Điều này khiến chúng phát triển nhanh hơn và tránh được nguy cơ thối rễ. Sau khi trồng ngưu mao chiên, tỉa cây còn độ 1 đến 2 cm. Ngưu mao chiên Eleocharis được trồng cạn (không nước) trong vườn ươm. Khi chúng chúng nảy nhánh, cây mẹ sẽ mục và bị tảo bám.
8. Yêu cầu về cây thủy sinh
Trước tiên, bạn trồng cây ở tiêu điểm. Rồi trồng cây thấp, cây vừa và sau cùng là cây cao. Cố gắng trồng thật dày. Những cây thủy sinh có cành đặc biệt phù hợp với bố cục của bạn. Những loài lá nhỏ chẳng hạn như Micranthemum micranthemoides, M. umbrosum, Mayaca sellowiana hay vảy ốc Rotala indica có thể dễ dàng cắt tỉa thành hình dạng mong muốn. Nhưng bởi vậy mà bạn phải trồng thật dày như tôi đã nói. Cắt từ hai đến ba cành và dùng nhíp trồng chúng. Cách mỗi 2.5 cm: trồng một cụm gồm từ hai đến ba nhánh cây, và cứ như vậy. Bạn càng trồng dày lúc ban đầu thì bể càng chóng định hình. Đặc biệt vào giai đoạn đầu, tốt nhất nên cắt ngọn và trồng vào giữa những cây cũ trong khi chờ rễ bén vào lớp nền. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng phát triển cây thủy sinh của mình. Rễ sẽ nảy nhánh mới rất nhanh.
9. Lá cây và màu sắc
Sẽ luôn khôn ngoan nếu bạn sử dụng những kích cỡ lá và màu sắc khác nhau. Điều này cũng lại tạo ra chiều sâu và sự tự nhiên. Nếu bể của bạn không quá lớn (dưới 240 lít) tốt nhất nên trồng loại cây lá nhỏ. Điều này khiến bể trông có vẻ to ra.
Cây lá đỏ đặc biệt làm gia tăng độ tương phản cho bể của bạn. Nhưng hãy cẩn thận: nếu bạn sử dụng một cây thôi thì nó có tác dụng như là một tiêu điểm. Nếu bạn đã chọn sẵn một hòn đá làm tiêu điểm, bạn có thể khiến cho bố cục quá căng thẳng vì mắt bạn sẽ luôn đảo từ tiêu điểm này đến tiêu điểm kia.
10. Cá
Bạn không nên thả cá ngay lúc đầu. Có nhiều bài viết về việc khởi động bể trên mạng. Theo tôi, tốt nhất nên chọn một đàn cá nhỏ hơn là chỉ vài con lớn thuộc các loài khác nhau. Một bầy tetra hay rasbora đông đảo sẽ khiến bể của bạn trông to hơn (đặc biệt là trên hình – bạn muốn tham dự các cuộc thi bể thủy sinh mà, phải không?)
Hãy chọn cá sao cho chúng không ảnh hưởng đến bố cục của bạn. Nhiều loài có xu hướng đào bới – bạn thấy ngay là chúng không thích hợp cho thảm tiền cảnh của bạn.
Cũng cần nhớ rằng nhiều loài cá trông rất nhỏ khi bạn mới mua về nhưng chúng có thể dễ dàng tăng trưởng đến kích thước bằng nửa bể của bạn. Điều này không tốt cả cho bố cục lẫn cá của bạn vì vậy hãy hỏi và ĐỌC trước khi mua cá. Đôi khi tốt nhất nên đọc hay hỏi trên mạng bởi vì nhiều tiệm cá chỉ muốn bán được cá. Có khi những con mà tiệm cá bảo là nhỏ thì lại tăng trưởng nhanh chóng tương đương với loài cá mập nhỏ.
11. Bảo dưỡng
Xây dựng bố cục là một vấn đề, nhưng duy trì và cải thiện chất lượng của nó lại là vấn đề khác. Chỉ bằng cách tỉa cây và thay nước thường xuyên cùng với việc cân bằng dinh dưỡng/ánh sáng/CO2 mới giúp bạn đạt được mục đích. Đôi khi, khi cây tăng trưởng, bạn thậm chí phải thay cả cụm bởi vì nó không đúng với những gì bạn tưởng tượng. Ngày nay, điều này không còn quá khó khăn nhờ bạn luôn có trợ giúp, đặc biệt là trên những diễn đàn về thủy sinh. Bạn chỉ cần cố gắng và tin tưởng vào chính mình mà thôi