Cá Săn MồiKIẾN THỨC

Cá Lóc Hoàng Đế – Loài cá tuyệt vời kén người chơi

Không phải người chơi cá cảnh nào cũng biết đến loài Cá Lóc Hoàng Đế thuộc họ cá quả. Tuy vậy, Cá Lóc Hoàng Đế được cho là 1 loại cá có giá trị rất cao về kinh tế và được rất nhiều người chơi thèm muốn và săn đón. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm về dòng cá nước ngọt độc đáo này thì bài viết này chính là điều mà bạn đang tìm kiếm bởi vì Cá Cảnh Thái Hòa sẽ chia sẻ cho bạn tất cả những thông tin chi tiết cũng như là kết quả của các tài liệu nghiên cứu bởi các chuyên gia về cá cảnh.

Sơ lược về cá Lóc Hoàng Đế

Cá Lóc Hoàng Đế là loài cá có nguồn gốc từ dòng sông Brahmaputra chảy qua Ấn Độ và Băng La Đét. Loài cá này được coi là 1 món ăn rất tuyệt vời trong ẩm thực địa phương tại nơi xuất sứ của chúng nhưng ở phương diện quốc tế thì loài cá này rất được nhiều người chơi tìm kiếm, săn đón bởi sự hiếm có, vẻ ngoài đẹp, và bản năng săn mồi của nó. Chính bởi sự hiếm có này Cá Lóc Hoàng Đế được liệt vào sách đỏ bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.

Hình ảnh Cá Lóc Hoàng Đế - Channa Barca
Cá Lóc Hoàng Đế – Channa Barca

Tên gọi thông dụng cá chuối, cá lóc
Tên khoa học Cá Lóc Hoàng Đế
Mức độ chăm sóc Trung bình
Tuổi thọ 10 đến 15 năm
Kích thước trưởng thành tối đa 88 – 102 cm
Chế độ ăn Ăn thịt
Hình thức sinh sản Đẻ trứng
Kích thước bể tối thiểu để sinh trưởng 300L-350L

Cách nuôi dưỡng cá Lóc Hoàng Đế

  • Chế độ ăn

Cá Lóc Hoàng Đế là loài cá kén người chơi và không phổ biến trong giới. Chúng thường được tìm thấy ở 1 vài bể tại gia và cũng không có quá nhiều tài liệu nghiên cứu. Dù sao đi nữa thì không thể sai được chúng là 1 loài cá ăn thịt.
Dựa vào hình thể ta có thể thấy rõ được chế độ ăn của chúng, với body dài và lực lưỡng, vây lưng thon dài. Chúng cũng đặc biệt được biết đến với cái đầu phẳng, bẹt, cái miệng lớn với những hàng răng chắc khỏe và sắc giúp nó có thể dễ dàng săn và xé con mồi.
Khi còn ở size bé, Cá Lóc Hoàng Đế thường có xu hướng săn côn trùng, ốc sên hoặc sinh vật phù du làm nguồn thức ăn. Những người chơi cá cảnh nên lưu ý rằng ngay cả khi còn nhỏ như vậy, răng của chúng đủ khỏe để xuyên qua vỏ ốc để lấy phần thịt bên trong.
Khi đạt đến độ trưởng thành và kích thước tối đa, chúng có thể săn những con mồi lớn hơn như cua, cá, ếch, chim, tôm và thậm chí cả động vật thủy sinh nhỏ. Lưu ý rằng không có nghiên cứu nào về việc Cá Lóc Hoàng Đế ăn bất cứ thứ gì có nguồn gốc từ thực vật.
Trong môi trường tự nhiên, không có gì lạ khi những con cá này đi săn mồi theo đàn khi còn nhỏ. Điều đó có thể liên quan nhiều hơn đến sự an toàn về số lượng chứ chúng không phải là một loài cá cộng sinh dễ với những loài khác
Một khi chúng trưởng thành đầy đủ về mặt sinh dục và có lợi thế về cơ thể vạm vỡ và bộ hàm khỏe mạnh, chúng thích sống trong cô độc.
Khi muốn chơi dòng cá này thì tốt nhất bạn nên để chúng trong 1 bể riêng và không nuôi chung với loài cá nào khác bởi vì chúng khá hung dữ kể cả với đồng loại của chúng.
Nuôi chung các loài cá nhỏ khác với Cá Lóc Hoàng Đế thì sẽ chỉ có 1 cái kết là thành bữa tối trong menu của chúng, ngoài ra việc sống cộng sinh với dòng cá hung dữ như thế này thì trước khi làm thức ăn cho cá Lóc Hoàng Đế thì cũng vô cùng stress và cũng không thể tồn tại lâu được.

  • Chất lượng nước

Cá lóc là 1 dòng cá nước ngọt, và Cá Lóc Hoàng Đế cũng không ngoại trừ, chúng phổ biến được tìm thấy ở vùng sông Brahmaputra. Điều đáng ngạc nhiên đáng kinh ngạc đó chính là chúng hoàn toàn có thể sống được ở trên cạn mà không cần nước lên tới 2 ngày với điều kiện độ ẩm trong không khí cao. Điều này cho ta thấy được sự trâu bò và lì lợm của chúng cao như thế nào.
Khi mà nói tới điều kiện về chất lượng nước của Cá Lóc Hoàng Đế thì những chuyên gia về cá cảnh đều tập trung vào nhiệt độ của nước, độ PH, và không thể thiếu được là độ cứng của nước. Loài cá này có thể thích nghi được với nhiều môi trường nước khác nhau nhưng với nhiệt độ nước từ 12 – 28 độ C chúng sẽ phát triển tốt nhất.
Hãy nhớ rằng, môi trường sống của chúng hoàn toạn bị chi phối bởi gió mùa với áp suất cao trong mùa hè.
Cá Lóc Hoàng Đế quen thuộc với luồng nước ấm vì vậy trong bể nên phải có thiết bị sưởi bể cá, đặc biệt là đối với những vùng khí hậu lạnh. 
Chỉ số PH trong bể thì nên ở trong khoảng từ 6.0-8.0 và cuối cùng độ cứng của nước trong tầm 37-355 ppm
Việc trang bị cho bể một bộ lọc nước mạnh mẽ cũng là điều cần thiết. Cá săn mồi, như Cá Lóc Hoàng Đế, chúng thường là những kẻ ăn uống lộn xộn. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều mảnh vụn còn sót lại trong bể khi hết giờ ăn.
Một bộ lọc nước có thể theo ta một chặng đường dài trong việc duy trì chất lượng nước giữa các lần thay nước để kiểm soát mức amoniac.
Nói về việc thay nước, những người chơi cá cảnh có thể bắt đầu bằng cách tiến hành thay nước 25% hàng tuần. Tiếp tục kiểm tra nước trong giai đoạn này để xác định xem việc thay nước ít nhưng thường xuyên có hiệu quả hay không. Nếu bạn cảm thấy cần thiết, hãy tăng dần lượng nước được thay và cố gắng kéo dài khoảng cách giữa các lần thay.

  • Setup bể cá

Một con Cá Lóc Hoàng Đế trưởng thành có thể đạt chiều dài đáng kinh ngạc. Một số đã được tìm thấy với 102cm chiều dài. Nói chung, hầu hết các chúng sẽ có kích thước từ 76 đến 89 cm. Nói 1 cách khác, Cá Lóc Hoàng Đế cũng không phải là 1 loài cá nhỏ.
Bất kỳ người chơi cá cảnh nào dự định nuôi loài này sẽ cần phải thiết kế 1 bể khá lớn ít nhất là 300 đến 350L. Con số này sẽ tăng lên nếu bạn dự định nuôi một cặp.
Cá Lóc Hoàng Đế được biết là có tập tính đào hang ở vùng đất ngập nước trong mùa đông khi các con sông có xu hướng giảm mực nước. Bạn có thể chọn chất nền cát cho loài này để tạo điều kiện cho sở thích đào bới của chúng.
Bên cạnh đó, người nuôi cá có thể nghĩ đến việc thêm cấu trúc đá hoặc lũa để tạo cảm giác tự nhiên. Tuy nhiên, tốt nhất là đảm bảo lớp dưới cùng của bể không quá nhiều đồ trang trí vì chúng thích có không gian để di chuyển bơi lượn.
Đối với thực vật thủy sinh, tốt nhất là chọn loại cây thủy sinh nổi. Điều này sẽ giúp tái tạo môi trường sống tự nhiên và cho phép cá cảm thấy như ở nhà.
Những người chơi cá cảnh cũng nên nhớ rằng Cá Lóc Hoàng Đế là loài có khả năng nhảy tuyệt vời. Đó là lý do tại sao bạn nên có sẵn một chiếc nắp để đậy bể.
Mặc dù vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên để lại một số khoảng trống giữa nắp và bể để cho phép oxy đi vào. Chúng đôi khi sẽ bơi lên mặt nước để thở thay vì dựa vào lượng oxy dưới nước.

  • Tuổi thọ

Đã được liệt vào sách đỏ bởi bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, chúng ít khi được tìm thấy trong các bể nuôi của người chơi cá cảnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng tuổi thọ của chúng có thể kéo dài từ 10 đến 15 năm.
Như mọi khi, chúng tôi muốn nhắc nhở độc giả rằng mọi hướng dẫn chung về tuổi thọ cho bất kỳ loài cá nào là điều không chắc chắn. Nó chỉ giúp những người chơi cá cảnh biết được họ có thể mong đợi một con cá sống trong bể của họ trong bao lâu, miễn là chúng được chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách.
Cá Lóc Hoàng Đế là loài cá khá mạnh mẽ.Tuy nhiên, giống như tất cả các sinh vật sống, chúng dễ bị bệnh, điều kiện nước thay đổi thất thường, v.v.
Chúng có thể tồn tại bao lâu trong điều kiện nuôi nhốt phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm kỹ thuật chăm sóc, thông số nước lý tưởng, chế độ ăn uống dinh dưỡng và tỷ lệ mắc bệnh. Bất kỳ loài nào trong điều kiện nuôi nhốt sẽ phát triển và tiếp tục phát triển mạnh mẽ nếu các yêu cầu chăm sóc của chúng được đáp ứng đến từng chữ cái.

  • Các loại bệnh thường gặp

Các bệnh phổ biến nhất xảy ra ở các loài cá nước ngọt có thể được chia thành bốn loại chính. Chúng bao gồm các bệnh do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và động vật nguyên sinh. Như chúng tôi đã nói trước đó, Cá Lóc Hoàng Đế trong môi trường nuôi nhốt không phải là điều phổ biến.
Có lẽ đó là lý do tại sao không có nhiều thông tin về loại bệnh mà loài này có thể dễ mắc phải. Tuy nhiên, chúng tôi đã tập hợp một cái nhìn tổng quan ngắn gọn về hầu hết các bệnh tật, nếu không muốn nói là tất cả. Kiến thức này chắc chắn sẽ giúp ích cho những người nuôi cá, bất kể họ dự định mang về nhà loài cá nào.
1.Bệnh đốm đỏ
Bệnh đốm đỏ là căn bệnh duy nhất mà chúng tôi tìm thấy có liên quan trực tiếp bên ngoài với Cá Lóc Hoàng Đế. Căn bệnh này còn được gọi là Hội chứng lở loét và là dịch bệnh ở một số vùng nước trên toàn thế giới.
Bệnh đốm đỏ do nấm Aphanomyces Invadans gây ra và có thể tạo ra các triệu chứng như vệt máu trên thân (hoặc vây), loét và thối đuôi hoặc vây. Chẩn đoán và điều trị bệnh sẽ cần có chuyên môn của bác sĩ thú y. Nói chung, bênh này cần sử dụng thuốc kháng sinh và khử trùng bể.
2.Argulosis
Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói về thuật ngữ bệnh Argulosis, đừng căng thẳng. Nó chỉ là thuật ngữ khoa học cho một căn bệnh do rận cá gây ra.
Đây là những loài giáp sống ký sinh bám vào cơ thể cá. Ký sinh trùng có chiều dài khoảng 0,25 cm và có thể nhìn thấy trên cơ thể vật chủ. Sau khi bị nhiễm bệnh, chúng gây kích ứng cho cá và có thể khiến chúng cọ xát vào các vật thể và phát triển chứng viêm hoặc vây bị kẹp.
Để điều trị bệnh này, cần phải dùng kẹp để gắp những con ký sinh trùng ra khỏi trên thân của cá. Nhưng nếu trường hợp bị nhiễm trùng nặng thì các chuyên gia sẽ khuyên chúng ta nên tắm thuốc tím cho cá để loại bỏ chấy rận và ký sinh trùng.
3.Ký sinh trùng Velvet
Kí sinh trùng Velvet là 1 loại ký sinh trong tự nhiên và gây ra các vệt đốm màu vàng hoặc nâu nhạt trên cơ thể cá. Nó cũng có thể dẫn đến việc vây cá bị kẹp và gây ra các vấn đề về hô hấp.
Điều kỳ lạ về căn bệnh này là nó ảnh hưởng đến các loài khác nhau theo những cách khác nhau.
Điều trị bệnh nhung cần dùng thuốc chống ký sinh trùng. Các chuyên gia cũng khuyến nghị sử dụng bể cách ly vì bệnh rất dễ lây cho các con cá khác.

  • Những người bạn chung sống

Nếu mà bạn để ý đến những thông tin phía trên bài viết mà chúng tôi chia sẻ thì bạn biết rằng rõ ràng là Cá Lóc Hoàng Đế không dễ để có thể cộng sinh với 1 hay nhiều loài cá khác trong bể của bạn. Chúng có 1 body lực lưỡng, 1 hàm răng sắc nhọn và không hề ngại ngần để sử dụng khi săn mồi những loài cá khác có trong bể.
Chuyên gia khuyên bạn không nên nuôi một con đực và cái cùng nhau vì đôi khi (đặc biệt là gần hoặc sau mùa sinh sản), các cặp đôi có thể nổ ra xung đột giữa 2 con. Ngay cả trong tự nhiên, những con cá này sống gần như đơn độc, trừ khi sinh sản.
Tuy nhiên, nếu bạn quyết tâm lập kế hoạch setup bể cho một cặp Cá Lóc Hoàng Đế, hãy chơi an toàn. Thả 2 con đực và cái vào cùng bể từ lúc chúng còn ở size nhỏ để chúng có thời gian làm quen với sự hiện diện của nhau và hình thành nên một cặp.

  • Sinh sản

Không có hiều tài liệu nghiên cứu về cách mà Cá Lóc Hoàng Đế sinh sản khi chúng được nuôi nhốt trong 1 môi trường bể. Các chuyên gia cho rằng loài cá này hoàn toàn có thể sinh sản được trong bể tại gia của các bạn tuy nhiên không phải là điều thường xảy ra và có thể đạt được. Việc sinh sản của chúng khiến người chơi không những cần thiết phải chuẩn bị 1 môi trường sống trong 1 chiếc bể cực lớn cùng với đó là nhiệt độ, chế độ ăn lý tưởng và kỹ năng chăm sóc cá con.

Tổng kết

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian để đọc bài viết. Hi vọng với những chia sẻ của Cá cảnh Thái Hoà có thể giúp ích cho các bạn trong con đường chinh phục dòng cá tuyệt vời này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button