Nuôi cá cảnh là một hoạt động thú vị và mang lại sự thư giãn cho nhiều người. Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng dễ nuôi. Trong bài viết này, Thái Hòa Aquariums sẽ giúp bạn khám phá 5 loài cá cảnh không chỉ đẹp mà còn cực kỳ dễ nuôi. Mong rằng thông qua bài viết này, Qúy người chơi có thể thành công trong việc chăm sóc cá cảnh.
Top 5 loài cá cảnh dễ nuôi nhất 2023
Cá Bảy Màu
Cá bảy màu là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất và rất dễ nuôi. Chúng có khả năng thích ứng tốt với mọi điều kiện sống và không yêu cầu quá nhiều chăm sóc đặc biệt. Để nuôi cá bảy màu thành công, bạn chỉ cần chuẩn bị một bể cá nhỏ với nhiệt độ ấm áp, ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo. Về phần thức ăn, đây được đánh giá là một loài cá thích ăn rau. Khi nuôi, bạn có thể cho chúng ăn các loại rau củ như súp lơ, đậu Hà Lan, đậu xanh, cà rốt, dưa chuột, ngô, bắp cải, bí xanh, rau chân vịt (spinach), khoai tây và cải xoăn. Ngoài ra, bạn có thể cho cá bảy màu ăn những món này bằng cách kết hợp chung với lòng đỏ trứng, ức gà và tôm để cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho chúng.
Cá Molly (cá bình tích)
Molly là loài cá cảnh nước ngọt dễ nuôi khác thuộc chi Poeciliam, nằm trong họ Poeciliidae. Là một loài cá hiền hòa, chung sống hòa bình với những loài cá khác, đặc biệt có khả năng thích nghi với đa dạng môi trường sống. Do đó, Molly được đánh giá là loài rất thích hợp cho người mới bắt đầu nuôi cá cảnh. Khi nuôi cá Molly, bạn hãy chuẩn bị một chiếc bể cá vừa phải với nhiệt độ ổn định và nếu được, hãy bố trí thêm cây thủy sinh trong bể bởi cá bình tích rất thích ăn các loại rong rêu có hại, từ đó giúp bể sạch trong. Là một loài cá ăn tạp. Vậy nên khi nuôi cá bình tích, bạn có thể cho chúng ăn tổng hợp đa dạng các loại thức ăn. Cụ thể, hãy kết hợp các loại thức ăn tươi: artemia, trùn chỉ (giun), sâu đông lạnh, bobo (hồng trần)… với thức ăn khô tổng hợp như thức ăn dạng viên, cám công nghiệp…
Cá mún
Cá mún là loài cá nhỏ nhắn, xinh xắn và cực kỳ dễ nuôi, mau lớn. Chúng có thể sống ở mọi tầng nước. Là một “hoa hậu thân thiện” trong làng cá cảnh, cá mún có thể nuôi chung với các loài cá cảnh đẻ con khác như cá bảy màu, cá bình tích, cá đuôi kiếm,…để tạo nên một chiếc bể sắc màu đầy hấp dẫn. Tương tự như cá molly, cá mún cũng là một loài ăn tạp và tích ăn rong rêu. Đó chính là lý do chúng được nhiều người chơi ưa chuộng vì có thể dọn bể, giúp nước bể luôn sạch trong. Vì là loài ăn tạp, nên bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tươi: artemia, trùn chỉ (giun), sâu đông lạnh, bobo (hồng trần)…. hay thức ăn khô tổng hợp như thức ăn dạng viên, cám công nghiệp…
Cá Betta (cá xiêm, cá đá, cá chọi,…)
Betta hay còn gọi là cá đá, cá chọi, cá xiêm,… là loài cá cảnh vô cùng được yêu thích vì vẻ ngoài cực kỳ bắt mắt. Với bộ vây đuôi dài, màu sắc vô cùng sặc sỡ bắt mắt, chẳng ngoa khi mà Betta được nhiều người chơi nhận xét là “hoa hậu” trong làng cá cảnh, được nhiều người chơi mê mẩn.
Bên cạnh đó, với đặc tính dễ nuôi, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật phức tạp trong quá trình chăm sóc cũng là lý do khiến cho Betta ngày càng được nhiều người chơi săn đón. Một điểm lưu ý khi nuôi Betta đó là không nên nuôi chung các con cá Betta với nhau. Bởi chúng sẽ tàn sát lẫn nhau. Bạn cũng nên tránh đặt thủy tinh hay gương trong bể vì Betta sẽ tự tấn công chính mình trong gương!
Cá Neon
Neon là loài cá cảnh nhỏ gọn và có màu sắc rực rỡ. Chúng rất dễ nuôi, không yêu cầu cao về đặc tính nước và rất thích sống theo đàn. Cá Neon có thể sống hòa hợp với nhiều loài cá thủy sinh khác như bảy màu, mún, ngựa vằn…
Để nuôi cá Neon, bạn cần chuẩn bị một bể cá với nhiệt độ ổn định, ánh sáng yếu và có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Những lưu ý nuôi cá cho người mới bắt đầu:
Khi mới bắt đầu nuôi cá cảnh, có một số lưu ý quan trọng để bạn có thể thành công trong việc chăm sóc cá cảnh. Dưới đây là những lưu ý cần thiết mà Thái Hòa Aquariums muốn gửi đến Qúy người chơi:
- Tìm hiểu về loại cá cảnh: Trước khi mua cá, hãy nghiên cứu kỹ càng về loại cá mà bạn muốn nuôi. Tìm hiểu về yêu cầu về nhiệt độ, pH và kích thước hồ nuôi của từng loài để tạo điều kiện sống tốt nhất cho chúng.
- Chuẩn bị hồ nuôi: Xác định kích thước và kiểu dáng của hồ nuôi phù hợp với loại cá bạn chọn. Đảm bảo rằng hồ có đủ không gian cho các chú cá di chuyển và sinh hoạt thoải mái.
- Chu kỳ chuẩn bị: Trước khi thêm các con cá vào hồ, bạn nên thiết lập chu kỳ chuẩn bị cho hồ nuôi. Đây là giai đoạn để xác lập việc tuần hoàn nước và ổn định các chỉ số như pH, ammonia và nitrat.
- Quản lí chất lượng nước: Theo dõi sát sao chất lượng nước trong hồ nuôi. Đảm bảo rằng nhiệt độ, pH và mức ammonia, nitrat/nitrit đều ở mức an toàn cho cá cảnh.
- Thức ăn và dinh dưỡng: Cung cấp thức ăn phù hợp cho loại cá bạn nuôi. Hãy tìm hiểu về chế độ ăn uống của từng loài cá để đảm bảo chúng nhận được dinh dưỡng cần thiết.
- Theo dõi sự phát triển và sức khỏe: Quan sát thường xuyên các con cá để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe hoặc bất thường trong hành vi của chúng. Điều này giúp bạn có thể xử lý kịp thời và ngăn ngừa các vấn đề lớn hơn.
- Thay nước định kỳ: Thực hiện việc thay nước định kỳ để duy trì chất lượng nước tốt nhất cho cá cảnh của bạn. Việc này giúp loại bỏ chất gây ô nhiễm và tái tạo môi trường sống lành mạnh cho cá.
- Tìm hiểu từ người có kinh nghiệm: Hãy tận dụng kiến thức từ những người đã có kinh nghiệm trong việc nuôi cá cảnh. Tham gia các diễn đàn, nhóm trên mạng xã hội hoặc tham gia các sự kiện liên quan để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
Nhớ rằng, nuôi cá cảnh là một quá trình học tập liên tục. Hãy kiên nhẫn và tận hưởng niềm vui từ việc chăm sóc và quan sát sự phát triển của cá cảnh trong thời gian dài.
Kết luận:
Mong rằng những thông tin được Thái Hòa Aquarium chắt lọc trên đây sẽ giúp người chơi có thể dễ dàng lựa chọn được loài cá cảnh phù hợp cho bể nhà mình cũng như có được những kiến thức hữu ích nhất về những loài cá cảnh dễ nuôi!