Đối với người mới chơi việc lựa chọn các loại cây cho bể thủy sinh là vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn những cây thủy sinh dễ sống, dễ trồng, độ khó thấp.
1. La Hán xanh:
Tên gọi khác: rong đuôi chồn.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên, cần phải có dòng chảy nhẹ trong bể thủy sinh.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.
2. Ngô Công Thảo:
Tên gọi khác: rong cúc.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, không cần dòng nước có trong bể cá.
Nhược điểm: cây phát triển nhanh nên cần phải cắt tỉa thường xuyên.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh hoặc trung cảnh.
3. Cỏ thìa:
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao, tốc độ sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh và mạnh nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh.
4. Thanh Hồng Điệp:
Tên gọi khác: Thanh hồng diệp, cỏ xương.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp nên tăng cường độ ánh sáng để ngọn của cây có màu đỏ hồng.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh và trung cảnh.
5.Thủy cúc:
Tên gọi khác: Thủy yêu.
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp nên tăng cường độ ánh sáng để cây thấp thì cây sẽ xòe hơn.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh và trung cảnh.
6. Trân châu thường:
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh, không đòi hỏi dinh dưỡng cao. Có thể mua hạt Trung Quốc
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Muốn cây đẹp, cần bổ sung CO2 để cây nhả nhiều bọt khí O2.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh.
7. Trân châu lá tròn:
Ưu điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh hoặc buộc vào lũa.
8. Rêu cá đẻ (Java Moss):
Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
Nhược điểm: màu sắc của cây không đẹp nếu để ánh sáng quá mạnh.
Muốn cây đẹp nên đặt ánh sáng trung bình.
Cách bố trí: Buộc vào lũa hoặc làm nền.
9. Rong tản sừng hươu (Riccia):
Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
Nhược điểm: Cần nước sạch.
Muốn cây đẹp , nên tăng lượng CO2 để cây nhả nhiều bọt O2.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh hoặc làm nền.
10. Vảy ốc xanh, vảy ốc đỏ:
Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh, nhả bọt O2 có kích thước lớn.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Cách bố trí: Làm trung cảnh.
11. Hồng liễu:
Ưu điểm: dễ trồng, phát triển nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp, nên trồng ở nơi có ánh sáng mạnh để cây có màu đỏ.
Cách bố trí: Làm trung cảnh hoặc hậu cảnh.
12. Blyxia Nhật:
Tên gọi khác: Thủy lan, cỏ đăng tâm lùn Nhật Bản.
Ưu điểm: dễ trồng, sống mạnh, thích nghi nhanh.
Nhược điểm: tốc độ sinh trưởng chậm.
Muốn cây đẹp, môi trường nước nên mát mẻ (hơi lạnh).
Cách bố trí: Làm tiền cảnh hoặc trung cảnh.
13. Ngưu mao chiên:
Ưu điểm: dễ trồng, sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh, trung cảnh hoặc hậu cảnh.
14. La hán đỏ:
Giống như la hán xanh nhưng cần ánh sáng mạnh để đạt được màu đỏ vốn có của cây.
15. Trân châu Nhật:
Tên gọi khác: Trân châu bò.
Ưu điểm: đẹp, thích nghi khá nhanh.
Nhược điểm: Cần nước sạch, ánh sáng mạnh, tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc (nền, nước, …).
Đây là loại cây đòi hỏi tính kiên nhẫn của người trồng.
Muốn cây đẹp , nên tăng lượng CO2 để cây nhả nhiều bọt O2.
Cách bố trí: Làm nền.
16. Hẹ nước:
Tên gọi khác: tóc tiên, trách tảo.
Ưu điểm: dễ trồng, sinh trưởng nhanh.
Nhược điểm: bộ rễ phát triển khá nhanh, mạnh, ăn sâu vào nền nên chú ý khi setup lại tránh làm động nền.
Muốn cây đẹp nên đặt cây gần dòng nước.
Cách bố trí: Làm hậu cảnh.